Mẫu kịch bản hội nghị khách hàng cập nhật đầy đủ, chi tiết

Bạn đang có ý định tổ chức chương trình hội nghị khách hàng nhưng băn khoăn chưa biết làm gì, xây dựng kịch bản ra sao, chương trình có nội dung như thế nào để đảm bảo được sự chuyên nghiệp và chu đáo nhất có thể?

Vietlink Event với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện sẽ đưa ra những gợi ý và hướng dẫn cách viết kịch bản hội nghị khách hàng hấp dẫn, sáng tạo và truyền đạt tốt mục đích. Ngoài ra, chúng tôi còn gợi ý một mẫu kịch bản hội nghị khách hàng chuyên nghiệp chi tiết từ A-Z cho bạn tham khảo.

chuong trinh hoi nghi khach hang
Mẫu kịch bản chương trình hội nghị khách hàng từ Vietlink Event

1. Phân loại kịch bản hội nghị khách hàng

1.1. Kịch bản tổng quát

Kịch bản này bao quát toàn bộ nội dung của chương trình hội nghị khách hàng giúp đội ngũ quản lý có thể giám sát, điều phối sự kiện gồm những nội nội dung chính, timeline chương trình và người phụ trách tương ứng.

1.2. Kịch bản lời dẫn chương trình hội nghị khách hàng

Đây là kịch bản dẫn dành cho MC của chương trình, từng lời dẫn dắt chi tiết với văn phong lịch sự, câu từ trau chuốt, trang trọng phù hợp với tính chất của sự kiện.

1.3. Kịch bản âm thanh ánh sáng

Kịch bản này dành riêng cho đội ngũ kỹ thuật để họ có thể dựa vào đó biết cách điều chỉnh ánh sáng, âm thanh, hiệu ứng sao cho phù hợp với mỗi nội dung của hội nghị.

2. Mẫu kịch bản hội nghị khách hàng

Đón khách mời

Mở đầu của kịch bản chính là phần đón tiếp các khách mời đến tham dự hội nghị khách hàng. Bước này ảnh hưởng lớn đến ấn tượng đầu tiên của người tham dự. Ấn tượng tốt hay xấu về sự kiện và doanh nghiệp của bạn sẽ bắt đầu từ bước đón khách mời.

kich ban hoi nghi khach hang
Đội lễ tân đón tiếp hội nghị khách hàng ảnh hưởng lớn đến ấn tượng người tham dự

Bạn nên ấn định sẵn một khoảng thời gian nhất định cho việc đón tiếp khách. Đội ngũ lễ tân lúc này sẽ có nhiệm vụ thực hiện các nghi thức đón tiếp, check in, cài hoa cho khách cũng như hướng dẫn họ ngồi đúng vị trí trước đó đã được sắp xếp. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý hướng dẫn cho khách di chuyển xe vào bãi đậu an toàn và có nhân viên hỗ trợ dắt xe cho khách.

Đặc biệt với các khách mời quan trọng như lãnh đạo, người có chức vụ lớn như giám đốc, quản lý,…thì ban lãnh doanh nghiệp phải đích thân ra đón tiếp. Đây là điều quan trọng để thể hiện sự chuyên nghiệp và sự tôn trọng đối với khách hàng.

Ổn định chỗ ngồi cho khách

Đội ngũ lễ tân có nhiệm vụ ổn định chỗ ngồi cho khách mời, cung cấp tài liệu nếu có, phục vụ trà nước,…Song song với đó, các bộ phận nhân sự khác sẽ tiến hành kiểm tra cũng như rà soát lại lần cuối hệ thống âm thanh, ánh sáng, hệ thống máy móc, MC, nhân lực,..để có thể bắt đầu tiến hành thực hiện chương trình.

Sau khi MC gửi lời chào, lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe đến tất cả đại biểu, quan khách quý đã dành thời gian quý giá của mình để đến tham dự chương trình hội nghị khách hàng của doanh nghiệp, công ty, thì MC sẽ tuyên bố bắt đầu chương trình.

Tiết mục mở màn

Không chỉ là yếu tố thu hút sự chú ý của khách mời mà tiết mục mở màn hay, hấp dẫn còn thể hiện được sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng và sự tôn trọng khách mời của ban tổ chức chương trình, doanh nghiệp, công ty.

Tiết mục mở màn rất đa dạng và có nhiều sự lựa chọn như: Nhảy hiện đại, múa bóng, múa đương đại, nhảy led dance, ca hát,…

mau chuong trinh hoi nghi khach hang
Tiết mục mở màn trong một chương trình hội nghị khách hàng Vietlink Event tổ chức

Khi doanh nghiệp thuê đơn vị tổ chức event thì họ sẽ chịu trách nhiệm thuê đội múa, nhảy và lựa chọn tiết mục biểu diễn nghệ thuật sao cho thật phù hợp với kịch bản hội nghị khách hàng đưa ra từ ban đầu.

Khai mạc chương trình

Trong hội nghị khách hàng thì phần khai mạc chương trình đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Phần này thể hiện mục đích tổ chức và giá trị mà chương trình hay công ty hướng hướng đến. Khách hàng sẽ cảm nhận sâu sắc hơn vai trò và sự quan trọng của mình trong hội nghị này. Từ đó công ty cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp và thái độ tôn trọng đối với các khách hàng.

Trình chiếu giới thiệu về công ty, bữa tiệc

Trong bữa tiệc tri ân này, sẽ có không ít người lần đầu đến dự tiệc của công ty. Do đó, muốn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khách mời về công ty của bạn thì đừng quên trình chiếu một video ngắn mang tính tổng quát giới thiệu về quá trình thành lập, phát triển cũng như những thành tựu đã đạt được của công ty trong suốt thời gian qua.

Đại diện doanh nghiệp lên phát biểu

Thông thường, chủ tịch tập đoàn/ban giám đốc – đại diện doanh nghiệp lên phát biểu. Người đứng đầu hơn ai hết là người hiểu tình hình tổng công ty rõ nhất, biết hết các thành tựu và cả những gì chưa đạt được trong một năm qua. Sau đó sẽ tổng kết lại, vạch rõ mục tiêu, định hướng và từng bước đi cho công ty để tất cả công nhân viên cùng nhau cố gắng.

kich ban chuong trinh hoi nghi khach hang
Đại diện doanh nghiệp phát biểu chào mừng đón tiếp khách hàng tham dự

Bài phát biểu của đại diện doanh nghiệp cần phải rõ ràng, dứt khoát, mạch lạc. Nên có dẫn chứng cùng các con số cụ thể để tăng sức thuyết phục hơn. Nhờ vậy, các đối tác hay khách hàng tiềm năng của công ty bạn sẽ thấy được sự chuyên nghiệp của người đại diện cũng như của công ty và thêm tin tưởng, gắn bó chặt chẽ với công ty hơn trong tương lai.

Bắt đầu dùng tiệc

Các món ăn sẽ được nhà hàng lần lượt dọn ra. Chắc chắn bàn tiệc với một menu có đầu tư sẽ để lại trong lòng quan khách thiện cảm tốt hơn. Vì thế, ban tổ chức nên lựa chọn một nhà hàng uy tín, thực phẩm tươi, đồ ăn ngon và phục vụ tốt.

Khách mời sẽ cùng nhau ăn uống, trò chuyện, giao lưu, chia sẻ với nhau trong không gian này. Bên cạnh đó, để chương trình hội nghị khách hàng thêm sôi động, vui vẻ thì người phụ trách có thể thuê band nhạc để hát trong lúc mọi người dùng tiệc.

Chơi trò chơi

Trò chơi sẽ giúp khuấy động không khí, tạo hứng thú hơn cho khách mời. Đó có thể là trò chơi đoán ý đồng đội, trả lời câu hỏi hay bốc thăm trúng thưởng,…Để trò chơi thêm hấp dẫn thì MC sẽ có linh hoạt điều phối. Hơn nữa, để sân khấu bắt mắt hơn thì cần có sự kết hợp của nhiều hiệu ứng ánh sáng, âm thanh.

Giao lưu văn nghệ

Không chỉ khuấy động không khí mà phần giao lưu văn nghệ còn giúp mọi người trở nên gắn bó hơn thông qua thời gian luyện tập văn nghệ, ca hát, giao lưu với nhau. Nhờ vậy mà hiểu hơn về tính cách của nhau và dễ dàng hiểu ý, hỗ trợ nhau tốt hơn trong công việc.

Để tạo hứng thú hơn cho mọi người thì không chỉ giao lưu bình thường mà kịch bản hội nghị khách hàng nên có thêm phần tổ chức một cuộc thi văn nghệ. Điều này sẽ thúc đẩy mọi người phô diễn tài năng và các tiết mục văn nghệ trở nên hấp dẫn hơn.

mau kich ban hoi nghi khach hang
Giao lưu văn nghệ giúp khuấy động không khí

Kết thúc tiệc, tiễn khách

Sau khi phần văn nghệ kết thúc, thời gian giao lưu của các khách mời cũng vừa vặn đủ. Đây cũng là lúc mà bữa tiệc phải khép lại. MC sẽ tuyên bố kết thúc sự kiện hội nghị khách hàng và gửi đến các quý vị khách quý lời cảm ơn chân thành nhất vì đã dành thời gian quý báu của mình để đến tham gia sự kiện.

Tiếp theo, đội lễ tân có thể mời khách chụp hình lưu niệm tại khu vực backdrop rồi tiễn khách ra về hoặc đội lễ tân sẽ tiễn khách ra khu vực nhà xe.

Hy vọng với những chia sẻ về chương trình hội nghị khách hàng ở trên từ Vietlink Event, khách hàng sẽ biết cách tạo ra kịch bản hội nghị chương trình thành công và tạo ra ấn tượng sâu sắc đối với khách hàng. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc trong quá trình tổ chức sự kiện, hãy liên hệ ngay để nhận được sự tư vấn từ chúng tôi!

Bài viết Mẫu kịch bản hội nghị khách hàng cập nhật đầy đủ, chi tiết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Vietlink Event.



source https://vietlinkevent.vn/kich-ban-hoi-nghi-khach-hang/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lập kế hoạch tổ chức sự kiện như thế nào? Mẫu kế hoạch chi tiết

TỔ CHỨC LỄ MỞ BÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Tuyển dụng vị trí : Senior Account Executive